Khoa Kinh tế được thành lập vào năm 2007 theo quyết định của Hiệu trưởng trường Đại học Phú Yên.
Khoa là đơn vị quản lý chuyên môn của trường giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện quá trình đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực Kế toán, Quản trị kinh doanh.
Ngoài ra, Khoa còn đào tạo và bồi dưỡng theo yêu cầu của các tổ chức và cá nhân có nhu cầu như: Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ Kế toán trưởng doanh nghiệp, Kế toán trưởng đơn vị hành chính sự nghiệp; Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ các Chức danh của kinh tế Hợp tác xã như Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Điều hành Hợp tác xã, Trưởng ban Kiểm soát HTX và Kế toán trưởng và Cán bộ nghiệp vụ của HTX.
Nhiệm vụ của khoa
- Xây dựng chương trình đào tạo, phát triển mã ngành mới thuộc chuyên ngành kinh tế, kế toán, kiểm toán và quản trị kinh doanh.
- Quản lý giảng viên, cán bộ nhân viên thuộc khoa theo điều lệ của Trường. Chịu trách nhiệm đánh giá cán bộ giảng viên hàng năm thuộc khoa.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo sinh viên trong khoa, tổ chức công tác giáo vụ khoa, quản lý điểm tổng kết môn học, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học.
- Phối hợp với phòng đào tạo lập danh sách sinh viên trong khoa đủ điều kiện tốt nghiệp.
- Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa.
- Quản lý sử dụng tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất.
- Chủ trì trong việc xây dựng, in ấn và phát hành đề thi các môn thi thuộc khoa quản lý
- Phối hợp phòng Tổ chức – Cán bộ xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng giảng dạy, nghiệp vụ cho giảng viên thuộc khoa.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng các học phần thuộc khoa đảm nhận. Đề nghị khen thưởng, kỷ luật và giải quyết phép cho giảng viên và sinh viên theo qui định của nhà trường.
- Chủ trì, phối hợp với phòng đào tạo, phòng tài chính - kế hoạch trong việc mua vật tư thiết bị, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và học tập chuyên môn của khoa theo qui định của nhà trường
- Phối hợp với các phòng ban chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho giảng viên và sinh viên trong khoa; tham mưu và triển khai các hoạt động gắn thực hành, thực tập với sản xuất kinh doanh nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
- Tổ chức tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và vui chơi giải trí cho sinh viên trong khoa.
- Phối hợp với các đơn vị trong nhà trường giải quyết các công việc có liên quan và thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
Thành tích trong 10 năm xây dựng và phát triển
* Hoạt động đào tạo
- Hệ chính quy: Trong 10 năm qua khoa mở các lớp đào tạo: trung cấp kế toán: 160 học sinh; cao đẳng Kế toán- Kiểm toán: 180 SV; cao đẳng Quản trị Kinh doanh: 120SV; đại học Kế toán (Liên kết Đại học kinh tế Huế): 19 SV; đại học Marketing (Liên kết Đại học kinh tế Huế): 20 SV.
- Hệ bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ các lớp:kế toán trưởng doanh nghiệp: 20 học viên; kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp: 40 học viên.
- Hệ bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng nhận: Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX: 200 người; Trưởng Ban kiểm soát HTX: 200 người; Kế toán và Cán bộ nghiệp vụ HTX: 300 người.
* Nghiên cứu khoa học
- Hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ cho đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đã thực hiện được 20 đề tài cấp khoa, 2 đề tài cấp trường trong lĩnh vực kinh tế.
* Khen thưởng
- Giảng viên, cán bộ của Khoa Kinh tế đều đạt Danh hiệu lao động tiên tiến qua các năm. Nổi bật, có một giảng viên đạt thành tích trong việc phát triển thành phần kinh tế hợp tác, được tặng “Kỷ niệm chương vì sự phát triển hợp tác xã” do Liên minh hợp tác xã Việt Nam tặng.
Định hướng phát triển trong tương lai
Từ những thành tích đạt được trong thời gian qua, cán bộ giảng viên khoa Kinh tế phấn đấu đến năm 2020 mở được mã ngành đại học với chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Kế toán Kiểm toán. Phối hợp với khoa Nông nghiệp mở mã ngành Kinh tế nông nghiệp, với Khoa Lý luận - Chính trị mở mã ngành Kinh tế chính trị. Xây dựng Trung tâm kinh tế vì cộng động, để phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể và góp phần phát triển kinh tế địa phươngr